Phân ly lần thứ hai Đại Việt Quốc dân Đảng

Tân Đại Việt và Đại Việt-Cách mạng

Mãi sau khi cuộc đảo chính năm 1963 với nền Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ và Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại thì các đảng phái chính trị đối lập, trong đó có Đại Việt, mới hoạt động trở lại. Tuy nhiên, giữa các lãnh đạo của Đảng đã có sự phân hóa trầm trọng. Trung ương đảng sau năm 1964 không nhóm họp nữa vì những chia rẽ nội bộ. Nguyên do chính là khác biệt căn bản về đường lối đấu tranh. Nguyễn Ngọc Huy chủ trương bỏ phương thức cách mạng quân sự mà theo hẳn phương pháp ôn hòa qua lá phiếu.[18]

Ngày 14 tháng 11 năm 1964, một nhóm các đảng viên Đại Việt, chủ yếu là các đảng viên trẻ ở vùng Lục tỉnh, tập hợp và lập ra một chính đảng mới lấy tên là Đảng Tân Đại Việt, với cờ hiệu giống Đại Việt Quốc dân đảng, nhưng chen một dải màu vàng vào giữa nền đỏ.[19] Phan Thông Thảo làm Chủ tịch Đảng và Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy giữ chức Tổng thư ký. Nguyễn Ngọc Huy cũng là một người trong phái đoàn Việt Nam Cộng hòaHòa đàm Paris.[20] Tân Đại Việt còn lập ra hai tổ chức ngoại vi Phong trào Quốc gia Cấp tiến để thu hút các thành phần không phải đảng viên nhưng hợp tác được với nhau.

Nhóm các đảng viên cũ, thành phần nòng cốt ở khu vực Quảng TrịThừa Thiên cũng tập hợp lại, đến ngày 25 tháng 12 năm 1965 ra tuyên cáo thành lập chính đảng với tên mới Đảng Đại Việt Cách mạng. Cờ hiệu của Đại Việt Cách mạng cũng thay đổi, giữ sao trắng trong vòng tròn xanh nhưng nửa trên của cờ màu vàng, nửa dưới màu đỏ. Hà Thúc Ký là Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư của đảng; Trần Việt Sơn làm Phó tổng bí thư.

Một nhóm các đảng viên Xứ bộ Nam Việt cũ do ông Nguyễn Văn Hướng, Xứ bộ trưởng đầu tiên nhưng về sau bị truất phế, lãnh đạo, tham gia thành lập Liên minh Tự do dân chủ với lập trường ủng hộ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Trước sự ly khai trên, còn có một số nhóm đảng viên vẫn giữ lại danh xưng Đại Việt Quốc dân đảng, nhưng hoạt động độc lập và không có sự liên kết với nhau. Mãi đến năm 1972, các đảng viên Đại Việt còn lại mới tổ chức đại hội hợp nhất, do Giáo sư Phạm Đăng Cảnh làm Chưởng nhiệm.

Một đảng phái chính trị lớn ở miền Nam

Tuy vậy, xét về tổng quan, Đại Việt (bao gồm cả Tân Đại Việt, Đại Việt Cách mạng Đảng và Đại Việt Quốc dân đảng) là một đảng phái chính trị lớn ở miền Nam bấy giờ. Một số đảng viên tên tuổi tham chính trong chính phủ Việt Nam Cộng hòa như:

  1. Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn: Phó Thủ tướng
  2. Hà Thúc Ký: Tổng trưởng Nội vụ
  3. Bác sĩ Phan Huy Quát: Thủ tướng
  4. Đại tướng Trần Thiện Khiêm: Thủ tướng Chính phủ

Trong cuộc tuyển cử Thượng viện Quốc hội Việt Nam Cộng hòa năm 1967, liên danh của Đại Việt là một trong 6 liên danh chấp chính.[21] Số đảng viên vào cuối thập niên 1960 là khoảng 20.000 người.[22]

Tập san Đuốc Việt và báo Tự quyết làm cơ quan ngôn luận và liên lạc của Đại Việt[23]. Đại Việt cũng nắm giữ hai tờ báo Saigon Post (Anh ngữ) và Báo chính luận, là một trong những tờ nhật báo lớn nhất miền Nam.[24]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại Việt Quốc dân Đảng http://www.daivietquocdandang.com/ http://www.daivietquocdandang.com/lichsudang.htm http://www.daivietquocdandang.com/nvck.htm http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp... http://www.nguoi-viet.com/little-saigon/dai-viet-q... http://www.daivietquocdandang.net/ http://www.daivietquocdandang.net http://www.daivietquocdandang.net/tongdoanthanhnie... http://hqvnch.net/default.asp?id=640&lstid=178